Ninh Bình không chỉ níu chân du khách bởi nét đẹp cổ kính của cố đô Hoa Lư hay những thắng cảnh nổi tiếng như Tràng An, Bái Đính, Thung Nham… mà còn bởi những món ăn đặc sản ngon nức tiếng. Chính vì thế, mình sẽ giới thiệu với các bạn những đặc sản mà cả nhà nhất định phải thử khi ghé Ninh Bình.
1. Cơm cháy chà bông:
Nhắc đến các món đặc sản Ninh Bình thì món đầu tiên mà người ta nghĩ đến chắc là món cơm cháy. Món ăn này thì cũng khá là quen thuộc với phần cơm cháy chính là cơm dính dưới đáy nồi thành tảng được phơi khô dưới nắng xong đó sẽ chiên ngập trong dầu để có vị giòn nhất định. Đến Ninh Bình, bạn có thể tìm mua cơm cháy ở mọi nơi như Bái Đính, Tam Cốc, Tràng An…Là cơm cháy thôi, có gì sao mà ngon đến nỗi là đặc sản vậy? Có lẽ đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi chưa biết về món ăn này. Cơm cháy Ninh Bình đặc biệt được chăm chút từ khâu nguyên liệu cho đến cách chế biến làm cơm cháy đặc sản.
Cơm cháy chấm cùng sốt dê núi Ninh Bình
Một đặc điểm làm nên cơm cháy chỉ có ở đặc sản Ninh Bình đó chính là nước sốt chan. Nước sốt chan cơm cháy thường được làm từ thịt dê núi Ninh Bình, nước sốt này có vị thơm, sánh, ngọt vị thịt dê nên ăn kèm với cơm cháy rất hợp. Cơm cháy chà bông được làm từ cơm cháy, ruốc và một loại sốt có vị cay chua. Loại cơm cháy này thường được ăn kèm cùng nước mắm mỡ hành, ruốc hoặc tôm băm. Có nơi thì thường xào thịt hoặc tim cật của lợn cùng với nấm rơm, hành tây, cà chua để ăn kèm cùng cơm cháy. Hoặc đơn giản hơn thì cơm cháy chà bông ăn kèm cùng nước tương nếp thôi cũng đủ ngon rồi.
2. Thịt dê núi
3. Xôi trứng kiến Nho Quan:
Món xôi trứng kiến ngon đặc biệt ở chỗ trứng kiến sau khi được phi thơm lên người ta mang gói cẩn thận vào lá chuối khô để ướp vị sau đó hơ qua trên bếp lửa. Xôi cũng được nấu rất công phu từ những hạt gạo nếp mẩy tròn, đều tăm tắp mang đồ trên chõ đất, tới khi xôi chín thơm hương của gạo nếp ngon thì người ta mang ra rắc trứng kiến lên, đảo đều tay cho xôi và trứng kiến quyện đều vào nhau. Khi ăn thực khách có thể cảm nhận rõ mồn một vị ngậy của trứng kiến với hương thơm của xôi nếp, thoáng mùi mỡ hành phi, lá chuối ngự. Tuy nhiên, món xôi này không có sẵn mà còn phụ thuộc vào mùa sinh sản của kiến nâu. Xôi trứng kiến Nho Quan chỉ có theo mùa, đó là vào dịp rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, lúc này kiến nâu mới sinh sôi nảy nở và cũng chính vào mùa du lịch lễ hội.
4. Rượu cần Nho Quan:
Hương vị của rượu cần Nho Quan không quá nặng, gây khó chịu như các loại rượu khác, rượu có vị cay thơm đậm đà, ngọt nhẹ. Rượu nước đầu bao giờ cũng ngon nhất, càng về sau càng nhạt dần.
Loại rượu này thưởng thức đúng điệu phải là dùng những thân cây trúc cắm trực tiếp vào bầu rượu để thưởng thức, không dùng chén hay ly. Hơn cả, uống rượu một mình không thể cảm nhận hết được vị ngon thực sự của nó, bạn phải thưởng thức cùng với không khí đông vui, nhốn nhịp, vừa trò chuyện với nhau vừa thưởng thức, không thích hợp dùng để giải sầu. Rượu nho quan cay đậm đà mà ngọt chịu, ấm nóng đến tận tâm, thưởng thức nó từng ngụm bên bếp lửa cùng với các món ăn của đồng bào dân tộc như thịt nướng, cơm lam… thì trên cả tuyệt vời.
5. Cá kho gáo:
Cá kho gáo là một món ăn lạ mang đậm chất vùng miền ở Ninh Bình. Gáo là loài cây mọc ở những vùng ven sông, suối hay trong các hang đá, ngoài nấu ăn có thể dùng làm thuốc. Quả gáo được chế biến rất đặc biệt ở chỗ người ta sẽ cắt lát nhỏ rồi lót dưới đáy nồi rồi mới đè cá lên trên và phủ lớp trên cùng tiếp tục là những lát gáo xếp thành lớp. Món ăn này có vị không cố định bởi tùy thuộc vào quả gáo mà món cá kho sẽ hơi chua hay hơi chát. Tuy nhiên, nhìn chung thì vị món ăn sẽ khá lạ và kích thích vị giác của bạn cực độ bởi màu sắc hấp dẫn và vị chua của gáo.
6. Miến lươn Ninh Bình
Bí quyết làm nên thương hiệu riêng cho miến lươn Ninh Bình lại nằm ở nồi nước dùng. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ chính xương lươn, sau khi lọc thịt, xương lươn không vứt bỏ mà cho vào nồi nước dùng, ninh cùng xương ống thật lâu, vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong cũng như vị béo tự nhiên. Cũng nhờ vậy, khi bát lươn được bưng ra thấy nước dùng màu nâu đậm, đặc sánh vô cùng ngon mắt, đậm miệng.
Điểm khác biệt nữa là miến lươn Ninh Bình còn được ăn kèm với hoa chuối bánh tẻ, thái sợi còn tươi nguyên cùng một số loại rau khác. Ngoài ra miến cũng cần chọn loại được chế biến từ củ dong ta nguyên chất, không pha tạp, có sợi nhỏ đều, trong suốt. Miến rong đem rửa sạch trần sơ qua nước sôi, rồi nhúng lại vào nồi nước cho miến nở, thấm đượm hương thơm vị đậm đà của nước dùng rồi cho vào bát.
7. Cua đồng rang lá lốt:
Nghe tên món ăn đã dấy lên trong lòng du khách hình dung về một hương vị dân dã quê nhà. Những con cua đồng được rang cùng lá lốt rất giòn, món ăn chế biến khá đơn giản nhưng lại khiến du khách thực sự sẽ ngẩn ngơ nhớ mãi bởi sự hấp dẫn của một món ăn không chỉ đơn giản là vị, là nguyên liệu của nó mà còn là ý nghĩa mà nó mang lại. Cua đồng rang lá lốt đưa ở mảnh đất cố đô đưa bạn về một miền quê nghèo Việt Nam những năm tháng xưa và hơi thở giản dị của những vùng quê nghèo trên Việt Nam.
8. Bánh trôi Ninh Bình
Vừa dạo một vòng các món mặn rồi, hành trình khám phá ẩm thực cố đô Hoa Lư chuyển sang thưởng thức một món ăn nhẹ thân thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết Hàn thực đó là món bánh trôi. Người làm bánh có bí quyết riêng trong việc kết hợp đường, mật, lạc khô giã nhỏ trộn cóc để làm nhân. Bánh trôi Ninh Bình còn hấp dẫn hơn ở xứ khác nằm ở chỗ bánh phảng phất mùi lá cúc, hoa bưởi tạo nên sự thanh tao và sức hấp dẫn rất cổ truyền.