Phong tục Tây Bắc – Những phong tục tập quán vùng Tây Bắc đặc biệt nhất?

Từ Điện Biên, Yên Bái đến Lào Cai, có thể nói du khách chưa bao giờ thôi trầm trồ về kho tàng thiên nhiên mỹ miều cùng nét đẹp truyền thống độc đáo tại các tỉnh thành nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam.
Nhưng ngoài cảnh đẹp thiên nhiên thì Tây Bắc còn là nơi có văn hoá đa dạng và đặc sắc bấc nhất Việt Nam. Bên cạnh những món ăn lạ mắt, ngon miệng hay những trang phục truyền thống sặc sỡ, Tây Bắc còn những phong tục, thói quen rất kì lạ và thú vị.
Ở bài viết này, hãy cùng du lịch bạn đồng hành tìm hiểu về những phong tục đặc biệt nhất vùng Tây Bắc nhé!
1. Chợ tình Tây Bắc:
Nếu người Kinh có Lễ Tình Nhân – Valentine – thì các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc lại thường trao nhau lời hứa hẹn trăm năm vào Chợ Tình. Đây là hoạt động truyền thống nổi tiếng vào mùa xuân, khi người người nhà nhà háo hức mua sắm quần áo mời, buôn bán, mua sắm, dạo phố và nói chuyện yêu đương vào lúc đất trời đương độ đẹp nhất. Ở Sapa, du khách có thể tham gia chợ tình vào thứ Bảy hàng tuần, thường diễn ra tại Nhà Thờ Đá gần Quảng Trường Trung Tâm.
chợ tình Sapa
(nguồn: elitetour.com.vn)

 

2. Trang phục truyền thống:
Trang phục truyền thống là nét đẹp văn hoá được nhiều du khách yêu thích khi vi vu Tây Bắc. Đừng nghĩ rằng phải quần là áo lượt, phục sức sặc sỡ thì mới “ra chất” đồng bào. Trên thực tế, trang phục của người dân Tây Bắc rất đa dạng về thiết kế, sắc màu lẫn chất liệu. Nếu người H’Mông yêu thích màu đỏ, xanh, vàng, tím cùng hoạ tiết dệt tay tỉ mỉ thì người Tày lại cực kỳ tối giản cùng sắc đen và kiềng bạc. Người Dao Đỏ lại “hớp hồn” du khách bằng thiết kế đầy cảm hứng từ đất, trời, chim muông.
Độc đáo trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc
(nguồn: dangcongsan.vn)
3. Mũ trắng, mũ đen người Si La:
Người Si La dùng mũ (nón) để phân biệt tình trạng hôn nhân của phụ nữ, đã kết hôn thì đội mũ đen, còn độc thân thì chọn mũ trắng.
Những thông điệp thú vị thông qua trang phục của phụ nữ Si La | Báo Dân tộc  và Phát triển
(nguồn: baodantoc.vn)
4. Mặt nạ thần linh:
Đồng bào Dao tin rằng vạn vật trên đời đều sở hữu linh hồn, họ thường dùng mặt nạ thần linh, quỷ dữ trong dịp lễ hội để đánh đuổi năng lượng tà ma.
Độc đáo mặt nạ Kađong người Dao ở Ba Chẽ | Báo Dân tộc và Phát triển
(nguồn: baodantoc.vn)

 

5. Nón “sừng trâu”:
Người Nùng Dín cho rằng “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Vậy nên họ thường vấn khăn thành hình múi trên đầu giống như sừng trâu, một phần tạo nên nét độc đáo cho trang phục dân tộc, một phần cầu nguyện cho mùa màng bội thu.
Giản dị - trang phục truyền thống của người Nùng | Báo Dân tộc và Phát triển
(nguồn: baodantoc.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *