Kinh nghiệm du lịch Huế – Phá Tam Giang (TamGianglagoon) có gì chơi?

Đầm phá Tam Giang từ lâu đã là một địa điểm nổi tiếng ở Huế bởi có diện tích khủng, cảnh đẹp thơ mộng, hải sản tươi ngon và là du lịch đầm phá Tam Giang đang rất được du khách từ khắp các tỉnh thành quan tâm. Ở bài viết này, A Travel Mate sẽ giúp bạn khám phá, tìm hiểu về phá Tam Giang cũng như bật mí cho bạn những điểm vui chơi và các hoạt động thú vị ở đây.

Khám phá tour du lịch Huế hot, uy tín: https://www.deluxegrouptours.vn/tourcategories/hue-group-tours/

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÁ TAM GIANG

1. Phá Tam Giang là gì?

Phá Tam Giang có thể hiểu là nơi giao điểm của các con sông, cửa biển nhỏ, có nhiều vũng nước xoáy nên tàu thuyền hạn chế qua lại. Độ sâu của phá thường từ 2 – 4m, có nơi sâu nhất lên tới 7m.

Và phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ thống phá Tam Giang – Cầu Hai. Tuy không có lợi thế về giao thông đường thủy nhưng mỗi năm vùng đầm phá này lại sản sinh hàng nghìn tấn tôm, cá và hải sản các loại.

Kinh nghiệm du lịch Phá Tam Giang tự túc siêu tiết kiệm và đơn giản cho bạn mới
(nguồn: traveloka.com)

2. Phá Tam Giang ở đâu?

Đây là một hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rộng khoảng 52km2, được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang Huế map trải dài trên địa phận của 4 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khơi dậy tiềm năng du lịch biển, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)
(nguồn: VietnamPlus)

Phá Tam Giang cách thành phố Huế bao xa? Khoảng cách từ khu đầm phá tới trung tâm thành phố Huế là khoảng 30km.

3. Tại sao gọi là phá tam giang?

Giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang, Tam Giang tức là 3 sông, cái tên đó là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy 2 – 3 dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”.

4. Phá Tam Giang rộng bao nhiêu?

Phá Tam Giang: Kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An với chiều dài 25km. Chiều rộng phá thay đổi từ 0,5 (gần Thai Dương Thượng) đến 4km (Mỹ Thạnh, Quảng Điền), trung bình gần 2,5km. Chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến là 1 – 1,5 m, gần cửa Thuận An 4 – 6 m, thậm chí có lạch sâu đến 10 m.

Ngắm cảnh đẹp Phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế 2020
(nguồn: thanhnienmoi.com)

Đây được xem là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang thu hút nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ tìm đến khám phá, trải nghiệm.

PHÁ TAM GIANG CÓ GÌ CHƠI?

1. Ngắm hoàng hôn và bình minh:

Có thể nói, thời điểm phá Tam Giang trở nên đẹp và quyến rũ nhất là vào những khi bình minh lên hay hoàng hôn buông xuống. Thế nên, đây cũng là một trong những hoạt động đặc biệt mà bạn nên thử đấy. Cảm giác bồi hồi đón từng tia nắng sớm rọi qua mặt nước trong veo chắc chắn sẽ là nguồn năng lượng tích cực và vũ trụ tặng cho bạn.

Bình minh tại Phá Tam Giang
(nguồn: traveloka.com)

Cũng vì hoàng hôn của phá Tam Giang quá đẹp mà đã tạo cho các thi nghệ sĩ nguồn cảm hứng để tạo ra những tác phẩm của mình. Trong đó tiêu biểu là bài thơ “Chiều trê phá Tam Giang” của nhà thơ Tô Thuỳ Yên và bài hát cùng tên của nghệ sĩ Trần Thiện Thanh và Thanh Lan.

2. Du ngoạn Đầm Chuồn:

Đầm chuồn có mặt nước mênh mông, bình minh và hoàng hôn sáng bừng cả một không gian, thật dễ dàng đễ bạn “săn” những bức hình siêu xinh. Chính mặt trời ửng hồng, những con thuyền chở đầy tôm cá, những chiếc vó màu nâu vàng và những ngôi nhà chồ độc lạ. Tất cả trở nên hoàn mỹ, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, mộc mạc.

Về đầm Chuồn ngắm hoàng hôn - iVIVU.com
(nguồn: iVIVU.com)

3. Trải nghiệm ẩm thực trên thuyền đôc đáo:

Cũng tại đầm Chuồn ở Huế, bạn sẽ còn phải ngạc nhiên khi bản thân trải nghiệm ẩm thực độc đáo trên thuyền. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền lớn với giá khoảng 100.000 VNĐ/thuyền trong 1 giờ lênh đênh trên đầm.

ảm thực trên thuyền
(nguồn: huesmiletravel.com)

Theo đó, du khách sẽ tận mắt thấy các món ăn được chế biến tươi tại thuyền. Nhâm nhi món tôm sú nướng thơm lừng, bánh khoái béo giòn hay bạch tuộc xào ớt giữa vùng nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Chắc chắn sẽ là kỷ niệm không thể nào quên.

Nếu không thích thưởng thức đồ ăn trên thuyền lênh đênh, bạn có thể ghé vào các nhà hàng dựng giữa đầm. Những nhà hàng tại đây thường được làm từ cây tre đực, đặc ruột và cứng cáp. Một số nhà hàng nổi tiếng như: nhà hàng Đầm Chuồn Lagoon, nhà hàng Đầm Chuồn Hội quán, nhà hàng Đầm Chuồn An Phú…

Xem thêm nhà hàng “nổi trên mặt nước” nức tiếng ở đầm chuồn:https://dulichbandonghanh.com/nha-hang-noi-tren-mat-nuoc-dam-chuon-pha-tam-giang-hue/

4. Thăm làng chài Thái Dương Hạ:

Đến phá Tam Giang bạn hãy nhớ đến thăm làng chài Thái Dương Hạ để hòa vào không khí nhộn nhịp của khu chợ nổi. Bạn có thể dạo thuyền và mua sắm mọi thứ được người dân bày bán trên thuyền. Đến chiều, bạn sẽ được tham gia chào đón đoàn thuyền đánh bắt thủy – hải sản trở về.

Làng chài Thái Dương Hạ
(nguồn: traveloka.com)

Là một tín đồ cuồng hải sản, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức con hải sản tươi ngon nhất với giá hạt dẻ. Nếu không mua về tự làm, bạn có thể nhờ người dân ở đây chế biến sẵn theo yêu cầu và thưởng thức ngay tại không gian cực chill này, bạn chỉ cần trả thêm một ít phụ phí là được.

5. Khá phá rừng ngập mặn Rú Chá:

Rừng ngập mặn Rú Chá với nét đẹp vẫn giữ nguyên sự hoang sơ của mình, giúp du khách đến đây có thể nhìn thấy từng chút một sự đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nếu đã có kinh nghiệm du lịch phá Tam Giang tự túc rồi thì bạn nhớ ghé qua đây để check-in và khám phá một màu sắc khác của thiên nhiên tươi đẹp nhé.

Rừng ngập mặn Rú Chá
(nguồn: traveloka.com)

6. Ăn gì ở phá Tam Giang?

Cố đô Huế không chỉ được thiên nhiên ưu ái cho những địa danh nổi tiếng từ lịch sử cho đến thiên nhiên và còn có cả những đôi tay khéo léo để tạo nên nền ẩm thực phong phú. Nhưng mỗi nơi ở đây là chế biến đặc sản đó theo một hương vị riêng nữa. Vì thế, khi du lịch phá Tam Giang, bạn đừng quên thử đặc sản Huế theo phiên bản ở phá nhé:

  • Các loại cá: cá dầy, cá dìa, cá hanh, cá mú, cá nâu, cá đối, cá vược, cá kình,…
  • Nghêu, sò, ốc, hến,…
  • Các loại bánh: bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh khoái.
  • Nem, tré.

Đặc biệt là món bánh khoái cá kình trứ độc đáo trứ danh. Tìm hiều thêm món bánh khoái cá kình tại đây: https://dulichbandonghanh.com/tat-tan-tat-ve-mon-an-doc-la-nhat-xu-hue-banh-khoai-ca-kinh/

Mê đắm bánh khoái cá kình đầm Chuồn - Báo Người lao động
(nguồn: nld.com)

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *