Tất tần tật về món ăn độc lạ nhất xứ Huế – bánh khoái cá kình

Huế từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến du lịch lý tưởng với nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp và đặc biệt là văn hoá ẩm thực vô vùng phong phú. Bên cạnh những món ăn đặc trưng và ngon miệng như: bún bò, bún hến, bánh ép, bún thịt nướng, nem lụi, các loại chè và bánh,…Thì ở huế cũng có một món ăn vô cùng độc lạ, nổi tiếng nhưng cũng không kém phần ngon miệng đó là bánh khoái cá kình. Ở bài viết này, Du lịch bạn đồng hành sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về món ăn đặc biệt này nhé!

1. Nguồn gốc của bánh khoái cá kình?

Theo người dân địa phương, bánh khoái cá kình là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Lâu dần, bánh khoái cá kình trở thành đặc sản dân dã của bà con vùng đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) thuộc hệ thống phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km.

Kinh nghiệm du lịch Đầm Chuồn Huế: Ngắm hoàng hôn siêu đẹp-Digiticket
(nguồn: digiticket.vn)

2. Tại sao người Huế không gọi là bánh xèo cá kình mà là bánh khoái cá kình?

Tên gọi này bắt nguồn từ cách làm bánh khoái của người Huế. Người Huế thường làm bánh khoái bằng cách đổ bánh vào chảo dâu nhỏ trên bếp củi hoặc bến than. Vì vậy mà dầu ăn thương rơi xuống củi và than đang cháy nên sinh ra nhiều khói bay nghi ngút, mùi hương của bánh cũng ám chút mùi khói nên nhờ đó người ta đặt tên cho loại bánh này theo từ “khói”. Bởi người Huế phát âm từ “khói” là “khoái” nên bánh xèo ở Huế được gọi là bánh khoái, nên tất nhiên, bánh xèo cá kình cũng được gọi là bánh khoái cá kình.

Chiên cá
(nguồn: bachhoaxanh.com)

3. Nên thưởng thức món bánh này như thế nào?

Bánh khoái cá kình thương được chấm với nước mắm nhỉ cho thêm ớt và nước mắm chua ngọt. Phần bánh khoái thì ăn với nước mắm chua ngọt còn phần cá thì chấm với nước mắm nhỉ.

Độc đáo món bánh khoái cá kình của làng Chuồn, Huế
(nguồn: baoquocte.vn)

 

 

 

Bánh khoái cá kình sẽ ngon hơn nếu được ăn kèm với các loại rau ăn sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ,…

(nguồn: toquoc.vn)

Đặc biệt, khi thưởng thức các kình thì không nên bỏ đi phần ruột cá vì đó là phần rất ngon và béo. Bên cạnh đó, phần ruột cá lại được cho là phần tốt cho sức khoẻ nhất vì vừa bổ dưỡng vừa có thể giúp an thần, ngủ ngon, giải nhiệt.

4. Cách làm bánh khoái cá kình?

Cách đổ bánh khoái không mấy phức tạp nhưng phải thật khéo tay thì mới cho ra những mẻ bánh giòn, thơm mà không bị cháy xém. Cá kình được rửa sạch, thường để lại cả ruột chứ không đem bỏ đi. Bột gạo đem pha với nước theo tỉ lệ thích hợp để khi đổ bánh không bị quá dày, cũng không được quá mỏng vì sẽ dễ khét bánh.

Với cái chảo gang nhỏ, những bàn tay thoăn thoắt chiên cá cho vàng ươm, rồi lại nhanh tay đổ bột vào, rắc giá đỗ và hành hoa lên trên, nêm thêm một ít gia vị và đợi đến khi bánh chín đều. Cứ thế, từng mẻ bánh được xếp trên đĩa, trông rất dân dã.

(nguồn: toquoc.vn)
(nguồn: toquoc.vn)

 

(nguồn: toquoc.vn)

5. Ăn bánh khoái cá kình ở đâu?

Trước đây, nếu muốn thưởng thức món này thì du khách, thực khách sẽ phải về tận làng An Truyền (làng Chuồn) cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km. Nhưng ngày nay, món ăn độc đáo nhưng không kém phần dân dã này đã xuất hiện phổ biến hơn tại các nhà hàng, quán ăn ở thành phố.

Tuy nhiên, bánh khoái cá kình ở làng Chuồn vẫn là nổi tiếng nhất, ngon nhất, chuẩn vị nhất nên nếu bạn là khách du lịch lặn lội từ xa đến Huế thì ngại gì đến ngay tại làng chuồn để thưởng thức món ăn này nhỉ? Xem thêm nhà hàng bán bánh khoái cá kinh chuẩn vị làng chuồn: https://dulichbandonghanh.com/nha-hang-noi-tren-mat-nuoc-dam-chuon-pha-tam-giang-hue/

Bánh khoái cá kình làng Chuồn - món ăn độc đáo ở xứ Huế khiến thực khách mê đắm - 6
(nguồn: vtc.com)

One thought on “Tất tần tật về món ăn độc lạ nhất xứ Huế – bánh khoái cá kình

  1. Pingback: Nhà hàng “nổi trên mặt nước” tại Đầm Chuồn – Phá Tam Giang Huế – Du Lịch Bạn Đồng Hành

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *